Cấu trúc và các dạng câu hỏi Listening IELTS thường gặp

1. Cấu trúc bài thi IELTS Listening

Về cơ bản, bài thi IELTS sẽ có tất cả 40 câu hỏi trong cả 4 Sections. Các câu hỏi sẽ được sắp xếp theo một trật tự nhất định tương ứng với thứ tự phần Audio mà thí sinh được nghe. Cụ thể, cấu trúc bài thi IELTS Listening sẽ được chia ra thành:

Section Số câu hỏi Mục tiêu Nội dung
Section 1: Đoạn hội thoại giữa hai người trong ngữ cảnh hàng ngày 10 câu Đánh giá khả năng nghe hiểu thông tin cụ thể. Thường là một cuộc trò chuyện giữa hai người về các chủ đề quen thuộc như đặt chỗ khách sạn, lên kế hoạch cho một sự kiện, hoặc hỏi thông tin về dịch vụ
​​Section 2: Bài nói chuyện đơn giản về một chủ đề quen thuộc 10 câu Đánh giá khả năng nghe hiểu các thông tin thực tế và cụ thể. Một người nói về một chủ đề hàng ngày, chẳng hạn như hướng dẫn sử dụng một dịch vụ hoặc cung cấp thông tin về một sự kiện.
Section 3: Cuộc thảo luận giữa nhiều người (thường là 2-4 người) trong ngữ cảnh giáo dục hoặc đào tạo 10 câu Đánh giá khả năng theo dõi và hiểu các ý kiến và quan điểm khác nhau trong một cuộc thảo luận. Một cuộc thảo luận giữa vài người, có thể là giữa sinh viên và giảng viên hoặc giữa các sinh viên với nhau về một dự án hoặc bài tập.
Section 4: Bài giảng hoặc bài thuyết trình về một chủ đề học thuật 10 câu Đánh giá khả năng nghe hiểu các thông tin chi tiết và phức tạp trong ngữ cảnh học thuật. Một người nói về một chủ đề học thuật, thường là một bài giảng hoặc bài thuyết trình liên quan đến một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.

2. Các dạng câu hỏi Listening IELTS thường gặp

1. Multiple Choice Questions

Đặc điểm dạng bài:

Dạng bài trắc nghiệm là loại bài đưa ra câu hỏi kèm theo nhiều phương án trả lời A, B, C, D,… Nhiệm vụ của thí sinh là nghe và chọn ra đáp án chính xác nhất (1 hoặc nhiều đáp án dựa vào yêu cầu đề bài). Thông thường, trật tự thông tin xuất hiện trong bài nghe là trật tự câu hỏi, tuy nhiên các phương án của từng câu hỏi được sắp xếp ngẫu nhiên

Phương pháp làm bài: 

Bước 1: Trước khi nghe: 

– Đọc yêu cầu, tiêu đề và câu hỏi: Trước khi nghe, đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn đáp án để nắm rõ nội dung cần tìm.

– Gạch chân từ khóa trong câu hỏi và phương án

Bước 2: Trong khi nghe:  Nghe và tìm câu trả lời

– Trong khi nghe, thí sinh sẽ cần chú ý đến hai yếu tố quan trọng là paraphrase và “các traps” trong bài nghe. Vì vậy, trong quá trình ôn luyện, bạn hãy ghi chú lại cách paraphrase trong bài nghe và các “các traps” trong bài nghe để nâng cao sự nhạy bén hơn.

Bước 3: Sau khi nghe: Kiểm tra lại các đáp án

Mẹo làm dạng bài Multiple Choice Questions

– Loại trừ đáp án sai: Nếu có thể, loại trừ các đáp án rõ ràng là sai để tăng khả năng chọn đúng.

– Chú ý đến bẫy: Đôi khi, bài nghe có thể đưa ra thông tin gây nhiễu trước khi cung cấp đáp án đúng. Luôn lắng nghe toàn bộ câu.

– Ghi chú nhanh: Trong khi nghe, ghi chú lại các thông tin quan trọng nếu cần để kiểm tra lại.

2. Matching Questions

Đặc điểm dạng bài:

Trong dạng bài Matching, người nghe sẽ được cung cấp một danh sách các mục câu hỏi (được đánh số) và danh sách tùy chọn (được đánh chữ cái A, B, C,…). Nhiệm vụ của bạn là phải liên kết câu hỏi với các tùy chọn tương ứng trong bài nghe.

Phương pháp làm bài:

Bước 1: Trước khi nghe

– Đọc yêu cầu, tiêu đề và câu hỏi: Trước khi nghe, đọc kỹ câu hỏi và các lựa chọn đáp án để nắm rõ nội dung cần tìm.

– Đọc hướng dẫn và danh mục: Đọc kỹ hướng dẫn và xác định các danh mục hoặc nhóm cần nối.

Bước 2: Trong khi nghe

– Đáp án sẽ được paraphrase trong đoạn băng, do vậy, thí sinh cần nghe hiểu các từ hay cách diễn đạt đồng nghĩa để phát hiện những thông tin trùng khớp

Bước 3: Sau khi nghe: Kiểm tra lại các đáp án

Mẹo làm dạng bài Matching Questions

– Chia nhỏ thông tin: Chia nhỏ thông tin thành các phần dễ quản lý và nối từng phần một.

– Ghi chú tóm tắt: Ghi lại các ghi chú tóm tắt khi nghe để đối chiếu sau khi nghe xong.

– So sánh liên tục: Liên tục so sánh thông tin nghe được với các danh mục đã ghi nhớ.

3. Plan, Map, Diagram Labelling

Đặc điểm dạng bài:

Dạng bài Plan, Map, Diagram Labelling yêu cầu thí sinh xác định vị trí các thành phần có trong bản đồ. Trình tự thông tin xuất hiện trong bài nghe cũng chính là trình tự câu hỏi

Phương pháp làm bài

Bước 1: Trước khi nghe

Nên đọc kỹ hướng dẫn và chú ý đến phần “Word limit” (giới hạn từ) nếu có.

– Thí sinh nên đọc kỹ tên các địa điểm và thành phần đã có sẵn trên bản đồ. 

– Xác định phương hướng có trong bản đồ

Bước 2: Trong khi nghe

Khi Audio phát, bạn cần xác nhận lại điểm bắt đầu và phương hướng đi. Trong khi nghe, người học xác định hướng di chuyển, có thể dùng ngón tay hay bút để lần theo sự chỉ hướng của đoạn băng, đặc biệt cần chú ý đến các ngôn ngữ chỉ dẫn báo hiệu sự thay đổi.

Bước 3: Sau khi nghe: Kiểm tra lại các đáp án

Mẹo làm dạng bài Plan, Map, Diagram Labelling

Chú ý các từ chỉ dẫn: Nghe kỹ các từ chỉ dẫn như “left,” “right,” “next to,” “behind,” “north,” “south,” v.v.

– Đánh dấu tạm thời: Đánh dấu tạm thời các vị trí có thể để so sánh lại sau khi nghe xong.

– Quản lý thời gian: Đừng mất quá nhiều thời gian vào một phần cụ thể, hãy giữ nhịp độ ổn định.

4. Form, Note, Table, Flow-Chart Completion

Đặc điểm dạng bài:

Bạn sẽ được nghe một đoạn hội thoại của ít nhất là hai người và tìm kiếm đáp án đúng, dạng bài này thường sẽ bao gồm:

– Biểu mẫu: ghi lại các chi tiết thực tế

– Tập hợp các ghi chú: tóm tắt thông tin bằng cách sử dụng bố cục cho thấy các mục liên quan đến nhau

– Bảng: tóm tắt thông tin liên quan đến các danh mục như địa điểm, thời gian, giá cả,v.v.

– Biểu đồ luồng: tóm tắt quá trình có các giai đoạn rõ ràng, có mũi tên để biểu diễn hướng phát triển của quá trình

Phương pháp làm bài

Bước 1: Trước khi nghe

– Đọc kỹ số lượng từ được phép điền vào các ô trống trong đề bài.

– Đọc tiêu đề và các câu hỏi để có cái nhìn tổng quan về nội dung sẽ được trình bày.

– Gạch chân các từ khóa: từ quan trọng, có liên quan trực tiếp đến nội dung cần điền vào các ô trống 

Bước 2: Trong khi nghe

Nội dung thông tin xuất hiện trên đề sẽ được paraphrase trong bài nghe do vậy thí sinh cần chú ý vào các từ cũng như cách diễn đạt đồng nghĩa. Tuy vậy, đáp án điền vào ô trống sẽ được lấy trực tiếp từ đoạn băng mà không được paraphrase

Bước 3: Sau khi nghe: Kiểm tra lại các đáp án

Mẹo làm dạng bài Form, Note, Table, Flow-Chart Completion

– Dự đoán từ cần điền: Dự đoán từ cần điền dựa trên ngữ cảnh và từ loại.

– Chú ý đến cấu trúc câu: Nghe kỹ cấu trúc câu để đảm bảo từ điền vào phù hợp ngữ pháp.

– Ghi chú nhanh: Ghi chú nhanh các từ cần điền trong quá trình nghe để điền vào phiếu trả lời sau.

5. Sentence Completion

Đặc điểm dạng bài:

Dạng bài Sentence Completion yêu cầu phải trả lời câu hỏi bằng các câu trả lời ngắn mà bạn nghe được vào các ô trống với giới hạn từ theo đề bài

Phương pháp làm bài

Bước 1: Trước khi nghe

– Cần đọc câu hỏi một cách cẩn thận. Thí sinh xác định yêu cầu câu hỏi, số lượng từ cần điền, gạch chân các từ khóa,.. 

– Dự đoán trước nội dung dựa vào những từ ngữ bên cạnh ( từ cần điền là tính từ, danh từ hay động từ,…)

Bước 2: Trong khi nghe

– Nội dung có trong đề thi thường được paraphrase do vậy người học cần nghe những cụm từ hay cách diễn đạt đồng nghĩa để xác định được vị trí thông tin.

Bước 3: Sau khi nghe: Kiểm tra lại các đáp án

Mẹo làm dạng bài Sentence Completion

– Dự đoán trước: Dự đoán từ hoặc cụm từ cần điền dựa trên ngữ cảnh và từ loại.

– Ghi chú nhanh: Ghi chú lại từ hoặc cụm từ nghe được để kiểm tra lại ngữ cảnh và chính tả.

– Chú ý đến chính tả: Đảm bảo viết đúng chính tả vì lỗi chính tả có thể khiến đáp án bị sai.

6. Short Answer Questions

Đặc điểm dạng bài:

Ở dạng bài này bạn sẽ phải điền một câu trả lời ngắn sử dụng từ nội dung của bài nghe để trả lời câu hỏi trong đề bài. Lưu ý là số lượng từ hoặc chữ số điền vào bài cũng được giới hạn.

Phương pháp làm bài:

Bước 1: Trước khi nghe

– Thí sinh đọc và phân tích đề để nắm chắc chủ đề để có cơ sở dự đoán nội dung câu trả lời. 

– Gạch chân keyword cũng giúp thí sinh nhận diện thông tin quan trọng của câu hỏi, tránh lỡ mất đáp án trong quá trình nghe

Bước 2: Trong khi nghe

Trong quá trình nghe, không phải lúc nào từ khóa trong câu hỏi cũng sẽ được đề cập; thay vào đó, các từ khóa thường sẽ được thay thế bằng các từ đồng nghĩa hoặc được diễn đạt theo một cách khác. Do vậy, người học cần nghe hiểu thay vì “nghe bắt từ”

Bước 3: Sau khi nghe: Kiểm tra lại đáp án

Mẹo làm dạng bài Short Answer Questions

– Quản lý thời gian: Không dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi duy nhất. Nếu không chắc chắn về câu trả lời, hãy ghi lại những gì bạn nghe được và chuyển sang câu hỏi tiếp theo.

– Luyện nghe từ khóa: Luyện tập nghe các từ khóa và các từ đồng nghĩa để tăng khả năng nhận diện thông tin quan trọng trong đoạn nghe.

– Sử dụng ngữ cảnh: Ngữ cảnh xung quanh từ khóa có thể giúp bạn xác định đúng câu trả lời. Hãy lắng nghe cả câu hoặc đoạn để đảm bảo hiểu đúng ngữ cảnh.

– Ghi chú hiệu quả: Ghi chú lại những thông tin quan trọng trong quá trình nghe. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm lại thông tin khi cần.

3. Nguồn tài liệu uy tín giúp luyện IELTS Listening

Dưới đây là danh sách các nguồn tài liệu luyện tập IELTS Listening chất lượng, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi.

1. Nguồn tài liệu chính thống

Cambridge IELTS Series

– Bộ sách Cambridge IELTS từ 1 đến 17 là tài liệu cực kỳ hữu ích. Mỗi cuốn sách đều có 4 bài thi IELTS hoàn chỉnh, bao gồm cả phần Listening.

Official IELTS Practice Materials

– Đây là tài liệu chính thống từ IDP và British Council, cung cấp các bài tập và hướng dẫn chi tiết về từng phần thi.

2. Nguồn tài liệu trực tuyến

IELTS Liz

– Website của IELTS Liz cung cấp nhiều bài học, mẹo làm bài và bài tập luyện tập miễn phí.

British Council – LearnEnglish**:

– British Council cung cấp nhiều bài tập Listening cùng với đáp án và phần transcript để luyện tập.

IELTS Online Tests

– Trang web này cung cấp các bài kiểm tra thử IELTS trực tuyến miễn phí, bao gồm phần Listening.

Road to IELTS

– Một công cụ luyện thi IELTS trực tuyến từ British Council, cung cấp các bài tập và bài kiểm tra thử.

3. Ứng dụng di động 

IELTS Prep App

– Ứng dụng di động từ British Council giúp luyện tập IELTS với nhiều bài tập Listening và các mẹo làm bài.

IELTS Practice Band 9

– Ứng dụng này cung cấp nhiều bài kiểm tra thử IELTS Listening và các phần khác của bài thi IELTS.

4. Kênh Youtube

IELTS Official

– Kênh YouTube chính thức của IELTS cung cấp các bài nghe mẫu, mẹo làm bài và hướng dẫn từ các chuyên gia.

AcademicEnglishHelp

– Kênh này cung cấp nhiều bài tập và mẹo làm bài cho IELTS Listening.

 

Bài viết trên Phoenix đã chia sẻ đến với các bạn kiến thức về Cấu trúc và các dạng câu hỏi Listening IELTS thường gặp. Nếu bạn muốn chinh phục điểm số IELTS 8.0 hãy liên hệ ngay với Phoenix Prep qua thông tin dưới đây nhé!

 

Phoenix tự tin đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục điểm cao IELTS

– Lộ trình “cá nhân hoá” theo năng lực của mỗi bạn.

– Đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, tận tình, tận tâm.

– 7-10 học viên/ lớp học, đảm bảo tương tác lớp học.

– Sở hữu hệ sinh thái ôn luyện chất lượng.

______________________

Phoenix Prep – Elevating Futures: High SAT & IELTS Scores Define Us

Hotline: 0836.575.599 (Ms. Hằng)

Sĩ số lớp: 7-10 học