Nếu quá trình từ 0 lên 6.5 là quá trình chinh phục cái “đúng” thì từ 6.5 lên 8.0 là quá trình chinh phục cái “hay”. Và có thể giai đoạn trước chúng ta chưa cần quan tâm đến các yếu tố chấm điểm, nhưng với giai đoạn mới này, nó là phần không thể thiếu trong quá trình luyện tập nhé. Vậy chúng ta cùng xem có thể làm gì để nâng band lên một tầm cao mới.
1. TASK ACHIEVEMENT
Cái này có 2 phần chính: 1 là trả lời đủ yêu cầu đề bài, 2 là phát triển topic với ví dụ, giải thích và dẫn chứng….
Cái số 1 là dễ nhé. Đề hỏi gì cứ giải quyết hết thôi. Ví dụ discuss both views and give your opinion thì bạn biết là có 3 nhiệm vụ bạn phải hoàn thành: discuss view 1, discuss view 2 và nêu ý kiến của bạn.
Cái số 2 thì khó hơn xíu. Chúng ta lấy đề: nêu thuận lợi và bất lợi của việc gap year 1 năm xong mới đi học đại học nhé.
Trong phần thuận lợi, nhiều bạn viết là gap year 1 năm thể đi làm và kiếm được tiền. Chấm hết.
Nhưng một người viết ở band điểm cao sẽ phải kết nối mọi ý tưởng của họ với ngữ cảnh của đề bài. Đề bài là gap year 1 năm nhưng vẫn quay lại học. Nghĩa là bạn phải cho thấy sự tác động của 1 năm đấy mang lại sự khác biệt nào giữa người đi học luôn và người gap year.
Cụ thể là đi làm thì sao? (1) là kiếm được tiền. Kiếm được tiền thì sao nữa? Thì có thể để dành để tự chi trả học phí và mua đồ dùng học tập sau khi quay lại trường học, thay vì như các bạn kia là phải xin bố mẹ. (2) là có kiến thức thực tế về việc làm chẳng hạn. Thì sao? Thì khi quay lại học bạn đã có 1 hình dung cơ bản về những điều cần thiết khi bạn đi làm, bạn sẽ biết cách chọn lọc thông tin được dạy ở trường, tiết kiệm thời gian học nhưng vẫn hiệu quả…..
Bạn hình dung được rồi chứ? Thêm nữa là bởi vì bạn phải viết kĩ vậy, nên 1 body đừng nêu quá nhiều supporting idea làm gì. 2 là đủ nhé.
2. LEXICAL RESOURCE
Nếu từ 0 lên 6.5 bạn chưa cần quan tâm quá nhiều về từ vựng, thì giai đoạn mới này đòi hỏi bạn phải có khả năng dùng từ vựng “tốt”. Thế nào là tốt? Là thần thái vừa đủ, không cần fancy words nhé.
Bạn nên học theo chủ đề, không chỉ học theo chủ đề lớn, mà chia chủ đề lớn ra các chủ đề nhỏ hơn, vì đề thi ngày càng có xu hướng cụ thể hóa.
Ví dụ trong environment, bạn có thể chia ra học air pollution, water pollution and security, plastic pollution, global warming…. Mỗi chủ đề này bạn vừa học nói vừa học viết luôn. Cụ thể là lên youtube tìm các video nói về chủ đề đó để xem, và lên google tìm đọc các bài báo liên quan. Bằng cách này, bạn cung cấp cả đường nghe lẫn đường nhìn, rất tốt cho việc nâng band S và W cùng lúc.
Chọn video và article như thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
3. GRAMMATICAL RANGE AND ACCURACY
Cái accuracy là xử lí xong rồi nhé.
Cái range thì bạn biết rằng để đạt được band cao Grammar, bạn phải sử dụng phối hợp tốt các loại complex structure phải không. Việc của chúng ta là không viết theo quán tinh như trước, mà liệt kê các complex structure tốt để nâng band ra, xong đó, khi viết thì nhìn vào đó để chọn lựa hợp lí. Nói chung yếu tố Grammar không quá khó để các bạn cải thiện đâu.
4. COHERENCE AND COHESION
Yếu tố này cũng dễ cải thiện band nè.
Cái này có 2 phần chính nhé, 1 là cái cohesive device và 2 là tư duy logic
Cohesive device thì rất dễ rồi, sẽ có một post riêng nói về cái này nhé. Nhưng trước tiên chúng ta cần biết cohesive device là gì? Nó là các công cụ kết nối câu lại với nhau, chủ yếu là từ nối. Band 7 thì có over/under use, còn band 8 là dùng hợp lí nè.
Bạn chỉ cần đừng làm quá nó lên, không phải câu nào cũng nhất thiết phải nhét cohesive device một cách máy móc, nhưng cũng đừng để người đọc khó hiểu và mất thời gian định hình khi bạn không dùng cohesive device.
Tư duy logic khó hơn, tại sao nó khó hơn, vì có nhiều bạn không biết cách sắp xếp cái nào trước, cái nào sau, cái nào dẫn đến cái nào. Bạn chịu khó đọc nhiều lên xíu thì sẽ cải thiện được nhé. Cái này cũng quan trọng trong tiếng Việt nữa, không chỉ tiếng Anh.
——————————————————————————
Hãy kiên nhẫn và chăm chỉ rèn luyện để tiêu diệt IELTS nhé. Chúc các bạn học tốt.
From Phoenix with love