[IELTS READING] – MINI TIPS ĐỂ VƯỢT VŨ MÔN XUẤT SẮC VỚI DẠNG MATCHING HEADINGS

Nhắc đến IELTS Reading là không thể không nhắc đến một dạng bài cực kì kinh điển của phần này : “Matching Headings”. Kinh điển bởi vì sự phổ biến ( trung bình hầu hết các bài thi IELTS đều có dạng này) và cũng kinh điển bởi vì độ khó nhằn của nó đối với đa số các bạn thí sinh.

Làm sao để giải quyết 5-7 cái tiêu đề trong vòng khoảng 15-20 phút ngắn ngủi?

Làm sao để không bị rơi vào cái bẫy mang tên “ Topic Sentence”?

Và làm sao để “ paraphrasing” một cách ngắn gọn, chính xác mà vẫn đủ ý nhất có thể?

Nếu các bạn vẫn còn đang chật vật, xoay vòng với các câu hỏi trên thì còn chần chừ gì nữa mà không cùng Phoenix Prep mở khóa cho các nút thắt bằng các mini tips này nhé! ^^

#1: Finding Keywords – Tìm từ khóa:

Thường thì sẽ có 2 loại từ khóa cơ bản:
Unchangeable keywords: những từ như tên riêng, những con số( ngày, tháng, năm,…) hay những thuật ngữ.
Changeable keywords: những từ có thể biến đổi bằng cách paraphrasing thành các từ đồng nghĩa.
Đối với dạng keywords thứ nhất, khi làm bài các bạn đừng quên cầm cây bút lên và highlight thiệt đậm các từ khóa này mỗi khi bắt gặp thấy chúng. Bởi vì, đa phần các câu hỏi Matching Headings của IELTS sẽ chứa những keywords xuyên suốt trong bài nên việc gạch chân không chỉ giúp bạn khoanh vùng được ngay vị trí mình cần tìm mà còn đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều đấy ^^
Riêng đối với dạng keywords thứ hai sẽ khó hơn một xíu, vì những từ khóa lúc đầu chúng ta gạch chân đã được biến đổi dưới dạng synonyms – từ đồng nghĩa, nên khi skimming và scanning bài viết, bạn cần đặc biệt chú ý đến những từ/ cụm từ mang nét nghĩa của từ gốc ban đầu.
VD:
Từ gốc: Poor (nghèo khổ, nghèo nàn,…)
Từ đồng nghĩa trong bài có thể là: poverty- stricken, indigent, penniless, down-and-out,…

Chú ý:
Không phải lúc nào câu chứa keywords trong bài cũng là chân ái!!!
Nhiều bạn dễ bị nhầm lẫn dẫn tới tình trạng vô tình ngộ nhận rằng những câu chứa từ khóa mình gạch chân luôn là lời giải đích thực cho câu hỏi của đề. Thế nhưng, không phải lúc nào trường hợp này cũng đúng, keywords chỉ có tác dụng thực sự để giúp các bạn rút ngắn thời gian đồng thời xác định được vị trí tạm thời của các đáp án mình cần tìm. Vị trí này có thể là ngay câu chứa từ khóa, ngay đoạn văn chứa từ khóa, hay đôi khi là trước hay sau câu chứa keywords 1-2 câu.
Chính vì thế, để tránh tình trạng chủ quan dẫn đến những cái “ Nếu như…” không đáng có, các bạn đừng quên double-check thiệt kĩ cả đoạn chứa keywords nha! ( Đáp án sẽ chỉ nằm quanh đó thôi đấy ;>)

Vậy là hết mini tips đầu tiên trong chuyên mục “ Vượt vũ môn với dạng Matching Headings” cùng Phoenix Prep rồi đấy! Hi vọng qua chuyên mục này các bạn sẽ hiểu rõ hơn và tránh rơi vào những cái bẫy đáng ghét của dạng này nha!

Và đừng quên đồng hành cùng Phoenix, đón chờ những số tiếp theo nhé!